Kỳ chuyển nhượng luôn mang theo những câu chuyện kịch tính và bất ngờ, từ những thương vụ gây chấn động cho tới những nước đi âm thầm đầy toan tính. Mỗi khi cánh cửa chuyển nhượng được mở, cả thế giới bóng đá lại dồn ánh mắt vào những sự biến động. Hãy cùng CaKhiaTV tìm hiểu chi tiết nhé.
Nội Dung
Giới thiệu chung về kỳ chuyển nhượng
Kỳ chuyển nhượng trong bóng đá là khoảng thời gian chính thức mà các đội bóng được phép mua, bán hay trao đổi cầu thủ. Giai đoạn này sẽ giúp các đội bóng bổ sung nhân sự, tăng cường đội hình trước hoặc ngay trong mùa giải. Đối với nhiều CLB, đây được xem như thời điểm then chốt quyết định mùa giải thành hay bại.
Quy định liên quan tới chuyển nhượng
Theo FIFA, mỗi giải VĐQG sẽ có thời gian chuyển nhượng khác nhau dựa vào lịch thi đấu trong nước và quốc tế. Ví dụ, tại Anh, kỳ chuyển nhượng có thể kết thúc sớm hơn so với Tây Ban Nha hay Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, thời gian để các đội bóng có thể đăng ký cầu thủ cũng được quy định.
Điều này để tránh những trường hợp cầu thủ tự do di chuyển giữa các giải đấu, qua đó đảm bảo tính công bằng. Cuối cùng, quy định công bằng tài chính được đưa ra để các CLB có tiềm lực mạnh không lũng đoạn thị trường. Cụ thể, số tiền bỏ ra không được nhiều hơn doanh thu.
Các kỳ chuyển nhượng
Thị trường lớn nhất thường được diễn ra vào mùa hè. Phần lớn được kéo dài từ tháng 6 cho tới đầu tháng 9, tuỳ từng quốc gia sẽ có thời gian bắt đầu và kết thúc khác nhau. Thời điểm này cũng là lúc các đội bóng chi nhiều tiền nhất và rất nhiều thương vụ bom tấn đã xuất hiện ở đây.
Vào giữa mùa giải, các CLB vẫn có cơ hội để bổ sung nhân lực, bù đắp vào những vị trí đang khuyết. Kỳ chuyển nhượng mùa đông ngắn hơn và thường ít sôi động hơn, được diễn ra trong tháng 1. Đây là lúc các CLB tìm tới các bản hợp đồng ít rủi ro về mặt tài chính và thường chỉ có mục đích làm dày đội hình.
Xem thêm: V-League 2024 – Giải Bóng Đá Vô Địch Quốc Gia Việt Nam
Các hình thức chuyển nhượng
Khi một cầu thủ rời đội bóng hiện tại và đến với CLB mới theo một bản hợp đồng có thời hạn, đó là chuyển nhượng dài hạn. Khi này cầu thủ đó đã hoàn toàn là người của đội bóng mới, được đội bóng này chi trả lương và các khoản thưởng.
Ngoài ra, một CLB có thể cho mượn cầu thủ của mình trong khoảng thời gian ngắn (thường là 6 tháng hoặc 1 năm). Loại hình chuyển nhượng này thường xuất hiện ở mùa đông, khi các đội bóng không chi tiền mạnh tay. Ngoài ra, một bản hợp đồng cho mượn cũng là cơ hội để các cầu thủ trẻ ra sân và thể hiện nhiều hơn.
Cuối cùng là hình thức chuyển nhượng tự do. Đây là lúc các cầu thủ đã hết hạn hợp đồng với CLB cũ và có quyền tự do tìm kiếm đội bóng mới. Lúc này, các CLB sẽ không cần mất phí chuyển nhượng. Ví dụ như trường hợp Robert Lewandowski gia nhập Bayern Munich ở kỳ chuyển nhượng năm 2013.
Những yếu tố ảnh hưởng
Để hoàn tất một vụ chuyển nhượng cần trải qua rất nhiều công đoạn. Bởi lẽ, đây được xem như một hợp đồng giữa 2 đội bóng, 2 ông chủ. Chính vì vậy, có rất nhiều yếu tố quyết định tới sự thành/bại của một vụ mua bán.
Tài chính
Quan trọng nhất trong các vụ chuyển nhượng chắc chắn vẫn là tiền. Những đội bóng có tiềm lực tài chính mạnh thường dễ dàng kiểm soát các mục tiêu của họ. Bên cạnh đó, lương cầu thủ, các khoản thưởng, phí hoa hồng cho người đại diện cũng ảnh hưởng không nhỏ tới thương vụ.
Kế hoạch đội bóng
Không phải bất kỳ cầu thủ nào cũng có thể lắp ghép vào một đội hình sẵn có. Thông thường, đội ngũ tuyển trạch sẽ có những bước đầu quan sát. Sau đó nghiên cứu và báo cáo lại cho HLV trưởng. Cuối cùng sẽ là các bước đàm phán nhằm mang về cầu thủ phù hợp với triết lý, lối chơi của đội bóng.
Phong độ cầu thủ
Giá trị chuyển nhượng của một cầu thủ phụ thuộc rất nhiều vào phong độ. Ví dụ, khi Mbappe chơi bùng nổ tại World Cup 2018, giá trị của cầu thủ này đã tăng phi mã. Tương tự, mức giá mà một đội bóng có thể sở hữu Antony vào lúc này lại thấp hơn con số 100 triệu Euro rất nhiều, do anh đã chơi không tốt kể từ khi đến MU.
Người đại diện
Yếu tố cuối cùng và cũng quan trọng không kém gì tài chính đó là người đại diện. Mọi công cuộc đàm phán, tìm hiểu đội bóng hay định hướng cho cầu thủ đều do người đại diện làm việc. Có rất nhiều cái tên đình đám ở vai trò này như Jorge Mendes, Mino Raiola đã đưa không ít cầu thủ trẻ có những bước đi đúng đắn.
Bom tấn và xu hướng chuyển nhượng
Ở kỳ chuyển nhượng mùa hè năm 2017, PSG đã gây sốc khi móc hầu bao tới 222 triệu Euro để mang về Neymar. Tính đến lúc này, đây vẫn là thương vụ đắt giá nhất trong lịch sử bóng đá. Trong những năm qua, các CLB tới từ Saudi Pro League với tiềm lực tài chính mạnh cũng đã chi không ít tiền để chiêu mộ các cầu thủ châu Âu. Điều đó tạo nên một xu hướng mới trong làng túc cầu.
Lời kết
Kỳ chuyển nhượng được xem như giai đoạn bản lề để các đội bóng phát triển. Có không ít những CLB đã một bước “cá chép hoá rồng” khi được chi tiền tấn để mua sắm. Trong tương lại, hứa hẹn sẽ có thêm nhiều bom tấn nổ ra để xô đổ các kỷ lục trước đó. Hãy cùng CaKhiaTV dõi theo nhé.