Đạo luật Bosman là điều mà chúng ta thường nghe tới rất thường xuyên ở các mùa chuyển nhượng. Đây được coi là cuộc cách mạng trong bóng đá, có tầm ảnh hưởng rất lớn với những quy định ngày nay. CakhiaTV sẽ cùng các bạn tìm hiểu về luật mang lại quyền tự do cho giới cầu thủ này.
Nội Dung
Đạo luật Bosman là gì?
Đây còn được gọi là Phán quyết Bosman, do Tòa án Công lý Châu Âu đưa ra vào năm 1995. Nói theo cách đơn giản thì quyết định này liên quan đến quyền tự do di chuyển của người lao động. Đạo luật này được đặt theo tên của cầu thủ người Bỉ Jean-Marc Bosman, cũng là nhân vật trực tiếp trong câu chuyện này. Phán quyết là sự hợp nhất ba vụ án pháp lý riêng biệt đều có liên quan đến ông.
Đạo luật Bosman là quyết định quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc đến việc chuyển nhượng cầu thủ trong bóng đá. Từ đó, các vận động viên thể thao chuyên nghiệp khác trong Liên minh Châu Âu cũng được hưởng lợi. Theo đó, sau khi hết hợp đồng, cầu thủ không còn ràng buộc gì với câu lạc bộ cũ nữa. Họ có thể tự do lựa chọn bến đỗ mới cho mình.
Lịch sử ra đời của đạo luật Bosman
Ông Jean-Marc Bosman là cầu thủ của câu lạc bộ RFC Liege tại Giải vô địch Bỉ. Sau khi hết hạn hợp đồng vào năm 1990, ông muốn chuyển đến Pháp để chơi cho Dunkerque. Tuy nhiên, đội bóng Pháp từ chối bỏ ra khoản phí chuyển nhượng, nên Liege cũng không chịu giải phóng cho Bosman.
Suốt quãng thời gian đó, do không còn là cầu thủ chính của đội nên mức lương của Bosman đã bị giảm 70%. Ông đã kiện lên Tòa án Công lý Châu Âu tại Luxembourg. Đến ngày 15/12/1995, Tòa ra phán quyết rằng hệ thống chuyển nhượng hiện tại đã hạn chế quyền tự do di chuyển của người lao động. Như vậy là vi phạm Hiệp ước EC (nay là điều 45 khoản 1 của Hiệp ước Chức năng của EU).
Xem thêm: Luật Bóng Đá 2024 Những Cập Nhật Mới Nhất Cho Người Hâm Mộ
Tầm ảnh hưởng của đạo luật Bosman với bóng đá
Trước khi có phán quyết Bosman, các câu lạc bộ ở một số khu vực tại Châu Âu có thể ngăn cầu thủ gia nhập đội ở quốc gia khác. Họ hoàn toàn được phép làm vậy cả khi hợp đồng của cầu thủ đã hết hạn. Điều này gây ra sự bất công khá lớn.
Lợi ích cho cầu thủ từ đạo luật Bosman
Sau khi có phán quyết Bosman, cầu thủ có thể tự do tới đội bóng mới sau khi kết thúc hợp đồng, mà không cần khoản phí chuyển nhượng nào. Họ cũng có thể thỏa thuận trước về hợp đồng với câu lạc bộ khác cho một thương vụ chuyển nhượng tự do. Thời điểm được phép làm vậy là khi hợp đồng với câu lạc bộ hiện tại còn từ 6 tháng trở xuống.
Trước khi luật Bosman có hiệu lực, các câu lạc bộ bị giới hạn số lượng cầu thủ nước ngoài trong đội hình. Từ sau đó trở đi, điều này không còn nữa, mà chuyển sang giới hạn cầu thủ không thuộc EU. Các cầu thủ có thể tự do chuyển đến bất cứ đâu phù hợp với mình. Họ cũng có quyền thương thảo hợp đồng tốt hơn, để nhận mức lương đãi ngộ xứng đáng.
Tác động đến các câu lạc bộ
Sau khi đạo luật Bosman ra đời, các đội bóng không được phép ngăn cản cầu thủ của mình ra đi nữa. Họ cũng không còn được yêu cầu nhận phí từ cầu thủ hoặc câu lạc bộ đích đến vào thời điểm cuối hợp đồng nữa. Đây có thể coi là bất lợi cho mọi đội bóng, nên nếu cầu thủ không có ý muốn ở lại thêm thì phải tính cách khác. Họ phải nhanh chóng tìm cách bán đi để thu về tiền, chứ không chịu mất trắng.
Chính điều này đã dẫn đến thay đổi trong việc quản lý cầu thủ của mỗi câu lạc bộ. Họ buộc phải điều chỉnh chiến lược để thích nghi với quy định mới. Đó có thể là tự phát triển, đào tạo tài năng trẻ “cây nhà lá vườn”, hoặc ký hợp đồng dài hạn hơn với cầu thủ.
Một số “cuộc đào thoát” gần đây theo đạo luật Bosman
Gần đây nhất, vụ chuyển nhượng như “vụ cướp thế kỷ” theo luật Bosman đã xảy ra. Đó là thương vụ siêu sao Kylian Mbappé gia nhập Real Madrid theo dạng chuyển nhượng tự do. Cắn răng bỏ ra 180 triệu euro để mua đội trưởng tuyển Pháp từ Monaco nhưng cuối cùng PSG lại chẳng thu về được xu nào. Đây có thể coi là vụ làm ăn lỗ nhất trong bóng đá.
Tuy vậy, Paris Saint-Germain cũng không cần phải buồn, vì bản thân họ cũng “đi cướp”. Năm 2021, họ cũng đã đón thủ thành Gianluigi Donnarumma từ Milan theo diện Bosman. Khi đó, anh đang là một tài năng trẻ sáng giá và Rossoneri hoàn toàn có thể thu về 60 triệu euro. Còn rất nhiều vụ nổi tiếng khác như Robert Lewandowski tới Bayern, David Alaba đến Real, Paul Pogba trở về Juventus…
Lời kết
Đạo luật Bosman là cuộc cách mạng thực sự trong thế giới bóng đá và mang lại nhiều ảnh hưởng đa chiều. Giờ đây, chúng ta có thể thấy được những cuộc cạnh tranh quyết liệt về sức hút trên thị trường chuyển nhượng. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Tin Tức của CakhiaTV để đón xem nhiều thông tin hấp dẫn về môn thể thao vua.